Xử lý đồ gỗ bị mốc
I.NGUYÊN NHÂN ĐỒ GỖ BỊ MỐC
1. Do thời tiết:
- Vào những ngày thời tiết ẩm ướt, độ ẩm cao, nồm là nguyên nhân tạo độ ẩm trên bề mặt đồ gỗ gây mốc
- Thời tiết thay đổi thất thường gây ra hiện tượng tạo ẩm trên bề mặt Đồ gỗ.
2. Do sử dụng:
- Không thường xuyên lau chùi, vệ sinh. Tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
- Vệ sinh, lau rửa bằng nước mà không được lau khô.
3. Do vị trí kê:
- Kê sát tường sẽ bị hơi ẩm từ tường làm mốc đồ gỗ
- Kê gần Máy lạnh
- Tủ bếp sẽ bị hơi nước từ quá trình đun nấu.
II. CÁCH XỬ LÝ
Bước 1: Vệ sinh, lau sạch nấm mốc trên bề mặt bằng khăn vải ẩm “Vắt kiệt nước”
(Sử dụng gang tay, khẩu trang, kính mắt “nếu có” để không bị dị ứng do nấm mốc.
Bước 2: Lau sạch tất cả bề mặt bằng: dung dịch diệt khuẩn hoặc cồn hoặc dấm hoặc rượu hoặc xăng thơm
(Nếu sau khi lau mà bề mặt vẫn có vết bám bẩn thì có thể dùng giấy giáp đánh sạch nó đi và sơn lại)
Bước 3: Lau khô lại lần nữa cho bề mặt được sạch sẽ.
III. CÁCH CHỐNG ẨM BẰNG CÁC NGUYÊN LIỆU TỰ NHIÊN
- Lá trè khô: Đặt lá trà vào trong một túi vải xô hoặc dùng báo gói lại, đặt tản ra các góc của tủ như vậy không chỉ có thể hút ẩm, khử mùi mà còn không có tác dụng phụ.
- Bã cà phê: Bã cà phê có tác dụng kép vừa hút ẩm vừa khử mùi ẩm mốc. Cà phê sau khi dùng xong, lấy bã phơi khô đặt trong túi vải xô hoặc tất cũ, buộc chặt là đã trở thành một túi chống ẩm hiệu quả mà cực đơn giản rồi.
- Vôi: Có thể đặt đá vôi trong một chiếc hộp không đậy nắp, đặt ở góc tủ, lúc thời tiết ẩm ướt, tác dụng hút ẩm của vôi sẽ phát huy vô cùng hiệu quả.
- Than hoạt tính: Than hoạt tính có tác dụng hút ẩm khử mùi rất tốt, nhưng nên chú ý đặt trong hộp hoặc gói trong báo để tránh làm bẩn giấy tờ.
- Giấy báo: Có thể phủ một lớp báo dưới đáy tủ, thậm chí dán báo ở mặt trong của tủ cũng được, bởi vì báo không chỉ có thể hút ẩm, chống mốc mà còn mùi của mực còn có thể xua đuổi côn trùng.
IV. CÁCH CHỐNG ẨM BẰNG MÁY
- Máy lọc không khí và hút ẩm: giúp diệt vi khuẩn, loại bỏ nấm mốc, bụi mịn giúp cân bằng độ ẩm lkhông khí
- Hotline
- 0917 199 444
- Zalo: 0917 199 444