Kiểm tra lực ép cọc bê tông
Lực ép cọc BTCT 20x20, Thép 4Ø14, Mác 200
Sức chịu tải tính toán theo vật liệu của Cọc được tính theo công thức sau:
PVL = φ(RbFb + RsFs)
Trong đó:
φ = 0,975
Rb: Cường độ chịu nén của bê tông mác 200. Rb = 0,85kN/cm2
Fb: Diện tích cọc. Fb = 400cm2 (Diễn giải: 20cm x 20cm = 400cm2)
Rs: Cường độ tính toán của Thép CII. Rs = 28kN/cm2
Fs: Diện tích thép. Fs = 6,15cm2 (Diễn giải: 3,14 x 0,72 x 4 = 6,15cm2)
Pvật liệu = 0,975x(0,85x400+28x6,15) = 500kN = 50tấn (Cọc 20x20, Thép 4Ø14, Bê tông mác 200)
Pvật liệu = 0,975x(0,85x400+28x8) = 564kN = 56tấn (Cọc 20x20, Thép 4Ø16, Bê tông mác 200)
Để ép không gẫy cọc: Pvl ≥ 2Ptk
50(tấn) ≥ 2x20 = 40(tấn)
⇒ Chọn Ptk = 20(tấn)
2Ptk ≤ Pép ≤ Pvl (Pép đầu cọc = k x Ptk; hệ số k >1; có thể lấy k = 1,5 - 2. Phụ thuộc vào loại đất và tiết diện cọc)
Ptk: Là giá trị để thiết kế, tính toán số lượng Cọc/Móng: Thỏa mãn điều kiện chịu tải theo TCVN.
Pép = (40-45)tấn (Lực ép trên đầu cọc 40 tấn- 45 tấn là đạt. Nếu ép >50 tấn sẽ bị vỡ cọc)
- Ép chất tải: Theo khối lượng Tải trọng chất lên Dàn máy: Bê tông = 2,5 tấn/m3; Sắt = 7,65 tấn/m3
- Ép neo: Theo Đồng hồ
Pép = (100 - 115)kg/cm2 = (1450 - 1667)psi = (10 - 11,5)Mpa = (100 - 115)bar = (100 - 115)atm
(Khi kim đồng hồ chỉ đến giá trị trên là Đạt)
Ví dụ: Trên đồng hồ chỉ 100kg/cm2 = 1450psi = 10Mpa = 100bar (Đồng hồ áp suất thủy lực)
Sử dụng Cọc 20x20cm
Vây ta lấy: 100 x 20 x 20 = 40.000kg = 40tấnLực ép trên đầu cọc = 40tấnLực ép thiết kế = 40/2 = 20tấn
(Để bố trí số lượng cọc trong 1 Móng cần Tính Tồng tải trọng truyền xuống Móng)
Cọc BTCT 25x25, Thép 4Ø16, Mác 200
Sức chịu tải tính toán theo vật liệu Cọc được tính theo công thức sau:
PVL = φ(RbFb + RsFs)
Trong đó:
φ = 0,975
Rb: Cường độ chịu nén của bê tông mác 200. Rb = 0,85kN/cm2
Fb: Diện tích cọc. Fb = 625cm2 (Diễn giải: 25cm x 25cm = 625cm2)
Rs: Cường độ tính toán của Thép CII. Rs = 28kN/cm2
Fs: Diện tích thép. Fs = 8,04cm2 (Diễn giải: 3,14 x 0,82 x 4 = 8,04cm2)
Pvật liệu = 0,975x(0,85x625+28x8,04) = 737kN = 73,7tấn
Để ép không gẫy cọc: Pvl ≥ 2Ptk
73,7tấn ≥ 2x30 = 60tấn
⇒ Chọn Ptk = 30tấn
2Ptk ≤ Pép ≤ Pvl
Pép = (60-70)tấn (Lực ép trên đầu cọc 60tấn - 70tấn là đạt. Nếu ép >73tấn sẽ vỡ cọc)
- Ép chất tải: Theo khối lượng Tải trọng chất lên Dàn máy: Bê tông = 2,5 tấn/m3; Sắt = 7,65 tấn/m3
- Ép neo: Theo Đồng hồ
Pép = (100-112)kg/cm2 = (1450 - 1624)psi = (10 - 11,2)Mpa = (100 - 112)bar = (100 - 115)atm
(Khi kim đồng hồ chỉ đến giá trị trên là Đạt)
Ví dụ: Trên đồng hồ chỉ 100kg/cm2 = 1450psi = 10Mpa = 100bar (Đồng hồ áp suất thủy lực)
Sử dụng Cọc 25x25cm
Vây ta lấy: 100 x 25 x 25 = 62.500kg = 62tấnLực ép trên đầu cọc = 62tấnLực ép thiết kế = 62/2 = 31tấn (Lấy Ptk = 30tấn)
Cọc BTCT 30x30, Thép 418, Mác 250
Sức chịu tải tính toán theo vật liệu của cọc được tính theo công thức sau:
PVL = φ(RbFb + RsFs)
Pvật liệu = 0,975x(1,15x900+28x10,18) = 1287kN = 128,7tấn
Để ép không gẫy cọc: Pvl ≥ 2Ptk
128,7tấn ≥ 2x60 = 120tấn
⇒ Chọn Ptk = 55tấn
2Ptk ≤ Pép ≤ Pvl
Pép = (110-120)tấn (Lực ép trên đầu cọc 110tấn - 120tấn là đạt. Nếu ép >129tấn sẽ vỡ cọc)
Pép = (120-130)kg/cm2 = (1740 - 1900)psi = (12 - 13)Mpa = (120 - 130)bar = (120 - 130)atm
Cách tính: 125 x 30 x 30 = 112.000kg = 112tấnLực ép trên đầu cọc = 112tấnLực ép thiết kế = 112/2 = 56tấn (Lấy Ptk = 55tấn)
Bảng quy đổi các đơn vị áp suất sau đây:
1Mpa = 145psi = 10,2kg/cm2 = 10,2kgf/cm2
1Mpa = 0,01tấn/cm2
1kg/cm2 = 14,22psi
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
• Tính tải trọng truyền xuống móng
• Cách tính tải trọng lên sàn
• Cách tính kích thước dầm sàn
• Hướng dẫn tính thép sàn
• Trộn bê tông theo tỷ lệ
THANG MÁY GIA ĐÌNH TỐT NHẤT An toàn - Chất lượng - Đẳng cấp |
|||
Thang máy Mitsubishi [Bảng giá] |
Thang máy Fuji [Bảng giá] |
Thang máy Châu Âu [Bảng giá] |
Thang máy Thủy lực [Bảng giá] |
- Hotline
- 0917 199 444
- Zalo: 0917 199 444